NHỮNG LỊCH BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Ngày đăng: 30/06/2023

Bảo dưỡng ô tô là việc thực hiện các bước nhất định như điều chỉnh hay thay thế để đảm bảo các bộ phận trên ô tô hoạt động một cách bình thường. Bảo dưỡng ô tô định kỳ là điều mà các hãng xe ô tô khuyên khách hàng nên thực thực hiện. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu lịch bảo dưỡng xe ô tô nhé!

1.  Lịch bảo dưỡng xe ô tô theo km cấp I - 5.000km

Sau 5.000km di chuyển, người dùng cần lên lịch bảo dưỡng xe ô tô để kiểm tra và thay thế nhiên liệu cần thiết. Hạng mục đầu tiên trong bảo dưỡng ô tô cấp 5000 km là thay dầu máy. Việc này để loại bỏ tạp chất kim loại lẫn trong dầu.

Các hạng mục tiếp theo là kiểm tra và bổ sung nước rửa kính, nước làm mát và kiểm tra hoạt động của cần gạt nước hoặc đèn lái phía sau. Sau đó, kỹ thuật kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng táp lô, hệ thống làm lạnh và âm thanh.

Các bộ phận gồm cần số, phanh tay, bàn đạp côn với xe số sàn và chân phanh cần được kiểm tra và sửa chữa nếu phát hiện hư hỏng. Đồng thời, kỹ thuật cũng cần xem xét các bộ phận khác như: công tắc đèn, nâng hạ vô lăng, lên xuống kính, gương chiếu hậu và điều chỉnh độ cao đèn theo góc lái.

Phần cuối là kiểm chức năng nâng hạ ghế và hệ thống dây đai an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho người và xe khi di chuyển trên đường.

2.  Lịch bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cấp II - 10.000km

Các hạng mục bảo dưỡng xe định kỳ cấp 10.000km tương tự với thời điểm di chuyển được 5.000km. Với cấp bảo dưỡng này, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh lọc gió và thay dầu động cơ. Sau đó kiểm tra tổng thể từng bộ phận, bổ sung đầy đủ các nhiên liệu cho xe như dầu phanh, dầu trợ lực, nước rửa kính,  nước làm mát … nếu cần thiết.

Với những xe thường xuyên di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt và địa hình phức tạp thì sẽ được kiểm tra lốp xe cẩn thận hơn giúp phát hiện các trường hợp bị phù, nứt lốp xe. Ngoài ra, kỹ thuật còn nâng xe lên cao để kiểm tra và siết lại gầm. Bảo dưỡng hệ thống phanh nhằm loại bỏ đất, cát và đá dăm.

3.  Lịch bảo dưỡng ô tô cấp III - 15.000km

Bảo dưỡng ô tô mốc 15.000km là thời điểm mà các kỹ thuật viên cần phải kiểm tra và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Ở mốc bảo dưỡng này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành song song việc thay dầu máy và lọc dầu. Đây là việc rất quan trọng nhằm loại bỏ cặn bẩn, tăng hiệu quả bôi trơn và êm ái của động cơ.

Ở mốc bảo dưỡng này, ô tô sẽ được kĩ thuật viên đảo lốp. Việc này sẽ khắc phục tình trạng mòn không đều ở các lốp sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, một loạt các hệ thống cũng cần kiểm tra để đảm bảo hoạt động bình thường như: hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo.

4.  Lịch bảo dưỡng xe ô tô cấp IV - từ 20.000km đến 30.000km

Với cấp bảo dưỡng xe ô tô từ từ 20.000km đến 30.000k, kỹ thuật sẽ kiểm tra tổng thể các hạng mục để đảm bảo các bộ phận hoạt động tốt. Trường hợp cần thay thế sẽ thông báo tới chủ xe.

Hạng mục cần tiến hành trong mốc bảo dưỡng này là vệ sinh lọc gió điều hòa và lọc gió động cơ,  giúp động cơ hoạt động trơn tru, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tiếp theo sẽ  thay dầu, thay lọc dầu động cơ để tránh tình trạng lọc bị nghẹt, gây ảnh hưởng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu.

Sau đó, kỹ thuật sẽ kiểm tra và bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, dầu phanh. Đồng thời thực hiện đảo lốp, nâng xe để kiểm tra và siết gầm, bảo dưỡng hệ thống phanh. Cuối cùng là kiểm tra hệ thống treo, thanh cân bằng nhằm giúp ổn định thân xe, cao su giảm chấn, rotuyn. 

5.  Lịch bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cấp V - 40.000km

40.000km là lần bảo dưỡng quan trọng nên hầu như tất cả các hạng mục đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Đầu tiên là thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ. Công việc này nhằm đảm bảo bộ vi sai được bôi trơn, giúp cho hệ thống truyền động vận hành êm ái.

Bộ phận lọc nhiên liệu sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị cặn bẩn, ứ đọng tạp chất. Kỹ thuật nên tư vấn chủ xe thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh nguy cơ tắc nghẽn khiến việc cung cấp nhiên liệu tới động cơ.

Nếu bộ phận dầu phanh và dầu ly hợp sau khi đã sử dụng trên 40.000km không được thay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của hệ thống phanh. Vì thế, kỹ thuật nên tư vấn cho chủ xe thay dầu phanh, dầu thủy lực và dầu trợ lực nhằm đảm bảo hệ thống truyền động ổn định.

Cuối cùng, kiểm tra và thay dây curoa là việc cần thiết trong kỳ bảo dưỡng cấp 40.000km. Nếu dây curoa bị chai cứng hoặc nứt sẽ làm giảm khả năng ma sát, gây ảnh hưởng trực tiếp đến truyền động của động cơ.

6.  Lịch bảo dưỡng xe ô tô cấp VI - 100.000km

Ở thời điểm lịch trình bảo dưỡng xe ô cấp VI, người dùng cần kiểm tra tất cả các chi tiết trên xe. Cứ sau 100.000km vận hành, nước làm mát của động cơ sẽ bị chiến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, kỹ thuật cần báo chủ xe thay nước làm mát nhằm đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt khi hoạt động.

Tiếp đến, kỹ thuật sẽ kiểm tra, thay thế bugi, má phanh, các bộ phận thuộc hệ thống lái, hệ thống treo, lốp, đèn, ắc quy… để đảm bảo xe trong tình trạng ổn định nhất.

7.  Kết luận

Hiện nay, hầu hết tài xế đều cho rằng khi xe xuất hiện dấu hiệu hỏng hóc thì mới đưa xe tới đại lý để bảo dưỡng, sửa chữa. Đó là quan điểm sai lầm khiến các bộ phận của xe dễ hỏng hóc nặng hơn, gây giảm tuổi thọ của xe. Vì vậy, để đảm bảo các bộ phận của xe hoạt động một cách trơn tru thì chủ xe hãy bảo dưỡng xe ô tô theo đúng lịch trình nhé!

 

Bạn đang xem: NHỮNG LỊCH BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon