DẤU HIỆU CẢNH BÁO CẦN SỬA CHỮA Ô TÔ NGAY!
Thông qua các hiện tượng bên ngoài, hoặc cảnh báo trên bảng táp-lô tài xế có thể phán đoán được chiếc xe của mình đang gặp vấn đề gì về động cơ, những vấn đề này cần khắc phục sớm, tránh hậu quả lớn cho xe.
Dưới đây là những dấu hiệu mà người lái ô tô cần phải biết để tránh sự cố động cơ trầm trọng hơn.
Động cơ phát ra những tiếng lạ
Tùy thuộc vào công nghệ của mỗi hãng xe quyết định động cơ đốt trong hoạt động ồn ào hay êm ái nhưng chủ chiếc xe cần phải nhận biết tiếng nổ của xe khi nào là bất thường. Nếu nghe thấy tiếng nổ bất thường hoặc các tiếng như gõ, lách cách…có thể động cơ xe đang có vấn đề.
Một số yếu tố có thể gây nên tiếng động lạ như dầu nhớt thiếu hoặc bám két gây cản trở hoạt động tay biên, trục cam… Nếu không kiểm tra và khắc phục kịp thời thì có thể làm động cơ hư hại nặng hơn dẫn đến khó khắc phục.
Khói bất thường
Khói bốc ra từ phía sau xe một cách bất thường là một dấu hiệu thể hiện sự hỏng hóc bên trong. Dựa trên màu sắc của khói bốc ra, người dùng có thể phán đoán được mức độ của vấn đề.
Khói xanh có nghĩa là ngầm chỉ động cơ đang đốt lẫn dầu bôi trơn động cơ và có thể có một rò rỉ tiềm ẩn ở đâu đó trong động cơ của xe. Hiện tượng này nếu không khắc phục dễ dẫn đến hao dầu, hư hại các bộ phận động cơ.Khói đen có thể chiếc xe đang hoạt động với hỗn hợp nhiên liệu + không khí phong phú (hay còn gọi là dư thừa xăng, dầu). Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không khí để đạt tỉ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí…
Rung nặng đầu xe
Cảm giác rung trong xe không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn. Có hai vấn đề bạn cần quan tâm khi xảy ra hiện tượng rung lắc trong xe.
Đầu tiên, nếu các rung động xuất hiện đều và không thành cơn, ngay cả khi chạy không tải thì có thể do các yếu tố gắn kết động cơ với khung xe. Cần kiểm tra các chân máy gắn kết động cơ, nếu bộ phận giảm chấn như cao su liên kết bị nứt, vỡ, có nghĩa đã đến lúc bạn cần thay thế bộ phận này.
Nếu các rung động theo đợt, không đều, có thể nguyên nhân do một hoặc nhiều xi-lanh không hoạt động, dẫn đến hiện tượng hụt công suất (máy yếu). Cần kiểm tra bộ phận đánh lửa như bu-gi, dây cao áp, bô bin đánh lửa.
Nổi đèn cảnh báo động cơ
Thông qua đèn biểu tượng trên màn tap-lô thì những cảnh báo “lỗi” động cơ được truyền tải đến tài xe một cách trực tiếp. Đèn này bật khi các cảm biến phát hiện sự thay đổi qua đường khí thải.
Không thể xác định ngay lỗi cụ thể khi thấy đèn mà đây chỉ là công cụ mang tính cảnh báo. Vậy nên, thông qua việc nổi đèn, chiếc xe muốn nói rằng động cơ đang gặp vấn đề, cần phải đưa xe đi kiểm tra.
Đồng hồ báo quá nhiệt
Tất cả các dòng xe cả cũ lẫn mới đều được trang bị một đồng hồ đo nhiệt độ hoặc đèn báo nhiệt độ. Bình thường kim đồng hồ ở vạch xuất phát và tăng dần lên giữa khi khởi động máy. Nếu trong quá trình hoạt động, kim này lên dần đỉnh, điều đó có nghĩa động cơ đang hoạt động không đúng, nhiệt độ dầu bên trong quá nóng. Nếu tiếp tục hoạt động có thể làm hở gioăng mặt máy, gây bó máy, lột biên…
Đèn báo dầu động cơ
Dễ chết máy
Động cơ bất ngờ ngừng hoạt động khi tăng tốc hoặc chạy không tải. Có nhiều lý do đằng sau nó. Điều đầu tiên có thể nghĩ đến với trường hợp này là động cơ không nhận được nhiên liệu cần thiết để hoạt động. Có khả năng bộ lọc nhiên liệu bị tắc hoặc có vấn đề với máy bơm hoặc kim phun. Trong trường hợp xe dùng thiết bị tăng áp, động cơ ngừng có thể liên quan đến bộ phận này.
Phanh động cơ yếu
Phanh động cơ về cơ bản là khi người lái xe chuyển xuống số thấp hơn để khiến xe giảm tốc độ. Đây là cách lái xe thực tế khi xe xuống dốc, đổ đèo để tránh má phanh quá nóng.
Phanh động cơ nhờ lực tự hãm của động cơ chính là áp suất nén trong xi lanh tạo ra. Nếu khi áp dụng kỹ thuật này, người lái cảm thấy sự giảm rõ rệt hiệu quả trong việc hãm động cơ, có nghĩa động cơ có vấn đề, nhiên liệu không được đốt cháy đầy đủ trong buồng đốt. Cần đưa xe đi kiểm tra.