ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN TÁP LÔ XE TOYOTA - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Ngày đăng: 30/07/2021

ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN TÁP LÔ XE TOYOTA, Để vận hành xe an toàn bạn cần nắm rõ ý nghĩa của các loại đèn báo hiển thị trên táp lô xe để xử lý kịp thời khi lái xe. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ ý nghĩa của 40 loại đèn báo có trên các dòng xe của Toyota. 

1. Đèn cảnh báo túi khí

Đèn báo này sẽ báo lỗi liên quan đến hệ thống túi khí. Nếu đèn này bật sáng, bạn nên đến trung tâm bão dưỡng kiểm tra ngay khi có thể. Nó cũng có thể bật sáng khi tài xế vô hiệu hoá một hoặc nhiều túi khí cùng lúc.

2. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)

Đèn này sẽ sáng khi có lỗi ở hệ thống chống bó phanh hoặc thiết cảm ứng cần được thay thế. Ngoài ra nó cũng sẽ sáng lên khi cảm ứng bị dính bẩn hoặc báo hiệu bánh đang quay tự do trong trường hợp bị bám bùn.

3. Đèn cảnh báo động cơ (Check engine)

Đây chắc hẳn là loại đèn mà tài xế không mong muốn nhìn thấy nhất. Nhiều người cho rằng đèn sáng tức là động cơ đã hỏng, tuy nhiên, vấn đề có thể đơn giản hơn nhiều. Có thể là do động cơ đang không làm việc tốt hoặc thải ra nhiều khí độc hơn bình thường. Dù gì, khi thấy đèn này bật sáng, tài xế cũng nên đưa xe đến trung tâm bảo hành tin cậy nhất.

4. Đèn cảnh báo áp suất dầu

Đèn sẽ bật sáng khi áp suất dầu trong động cơ không bình thường và cần kiểm tra. Bên cạnh đó, nó cũng có thể do bơm dầu đã hư hỏng, tắc nghẽn hoặc dầu không đạt tiêu chuẩn.

5. Đèn cảnh báo nước làm mát ở nhiệt độ thấp

Khi xe vừa khởi động, nhiệt độ của dung dịch làm mát nhiều khi thấp hơn giới hạn dưới vùng nhiệt độ hoạt động bình thường của động cơ nên trong nhiều trường hợp ta thấy đèn cảnh báo nhiệt độ màu xanh xuất hiện, sau khi chạy được vài km, nhiệt độ dung dịch làm mát tăng dần và đèn báo lỗi nhiệt độ màu xanh sẽ tự động tắt. Trường hợp này là hoàn toàn bình thường và vì vậy, ta không nên lo lắng khi gặp hiện tượng này.

6. Đèn cảnh báo đèn pha chiếu sáng kém

Đèn này sẽ sáng khi đèn pha chiếu sáng kém hơn bình thường hoặc thông báo rằng đèn chiếu sáng ban ngày đang bật. Nếu có thêm dấu chấm than bên cạnh đèn cảnh báo này, thì nhiều khả năng một hoặc nhiều bóng đèn pha đã cháy.

7. Đèn báo xe cần bảo dưỡng

Đèn này sẽ thông báo cho tài xế biết khi nào cần thay dầu và lọc gió. Trên những chiếc Toyota có màn hình hiển thị thông tin, hệ thống sẽ gửi thêm tin nhắn trước khi đèn bật sáng.

8. Đèn báo thiếu nước rửa kính (Low washer fluid)

Khi đèn cảnh báo này xuất hiện trên bảng điều khiển có nghĩa là nước rửa kính đã cạn dưới mức cho phép.

9 và 28. Đèn cảnh báo nhiên liệu

Đèn cảnh báo này xuất hiện khi xe hết nhiên liệu.

10 và 37. Đèn cảnh báo hệ thống lái trợ lực điện

Nếu đèn cảnh báo này không tắt sau khi khởi động lại, thì vấn đề cần được chẩn đoán thêm. Giống như các hệ thống thủy lực, trợ lực sẽ bị vô hiệu hóa trong thời gian hiện tại và việc điều khiển sẽ khó khăn khi đèn cảnh báo này bật sáng.

11. Đèn cảnh báo cửa xe

Đèn sẽ bật sáng khi cửa xe vẫn mở hoặc đóng không đúng kĩ thuật.

12. Đèn cảnh báo phanh xe

Nguyên nhân: Đơn giản nhất, có thể bạn quên chưa hạ phanh tay trước khi bắt đầu di chuyển.

Khi đã hạ hết phanh tay mà đèn báo phanh vẫn sáng thì có thể do công tắc trên phanh bị cài đặt sai, hoặc áp suất thuỷ lực trong hệ thống đã bị mất hay mức dầu phanh đã bị tụt giảm do có rò rỉ.

13. và 23. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát cao

Hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc: nước bị rò rỉ, bơm nước không hoạt động…

Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục là cho động cơ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.

14. Đèn báo đèn sương mù: Báo hiệu đèn sương mù đang bật.

15. Đèn báo đèn đỗ xe: Đèn này sáng cho biết đèn đỗ xe đang bật.

16. Đèn cảnh báo đèn pha chiếu sáng mạnh

Đèn này sáng báo hiệu hệ thống đèn pha đang ở chế độ chiếu sáng mạnh.

17. Đèn báo xi-nhan: Đèn này cho biết đèn xi-nhan đang bật.

18. Đèn cảnh báo ắc-quy

Đèn sẽ sáng khi ắc-quy gần hết điện, đang không được sạc hoặc sạc không đúng kĩ thuật.

19. Đèn cảnh báo dây an toàn

Đèn này chịu trách nhiệm nhắc nhở hành khách cài dây an toàn.

20. Đèn cảnh báo hộp số

Tài xế không nên sử dụng xe nếu gặp đèn này vì nó cho biết hộp số đang gặp lỗi.

21. Đèn cảnh báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu

Khi xe phát tín hiệu đèn cảnh báo này tức là nước đã lọt vào trong bộ lọc nhiên liệu của xe. Đây không phải lỗi quá nghiêm trọng nhưng cũng cần phải đến trung tâm bảo dưỡng nếu muốn loại bỏ nước khỏi bộ lọc.

22. Đèn báo bugi sấy nóng

Đèn cảnh báo bật sáng khi bugi sấy nóng trong động cơ đang làm tăng nhiệt độ buồng đốt. Tài xế không nên khởi động xe trong thời gian này.

23. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát cao

Nhiệt độ nước làm mát cao khi xảy ra những trường hợp sau:

- Thứ nhất: hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc: nước bị rò rỉ, bơm nước không hoạt động…

- Thứ hai: Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục là cho động cơ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.

24. Đèn cảnh báo dừng xe

Sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu đèn này nháp nháy khi khởi động xe. Tuy nhiên, nếu nó sáng khi đang lái xe, cộng thêm đèn số 13 và 5 cùng bật sáng, thi sự lựa chọn duy nhất là phải dừng xe.

25. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình

Đèn này cho biết hệ thống điều khiển hành trình đang hoạt động. Tài xế có thể tắt hệ thống này bằng thao tác đơn giản là nhấn bàn đạp phanh.

26. Đèn báo vị trí số xe: Báo hiệu xe đang chạy số mấy.

27. Đèn báo thiếu nước rửa kính (Low washer fluid)

Loại đèn báo này thường xuất hiện trên bảng điều khiển cảnh báo nước rửa kính đã cạn dưới mức cho phép, cần phải bổ sung nước rửa kính ngay. Vì với những đoạn đường nhiều khói bụi như: đoạn đường đang thi công sửa chữa, vùng ngoại ô, chưa được trải nhựa, hay trời đang mưa mà đúng lúc nước rửa kính bị thiếu thì thật rắc rối vì tầm nhìn người lái sẽ bị hạn chế, rất nguy hiểm

28. Đèn cảnh báo sắp hết nhiên liệu

Khi xe bạn sắp cạn kiệt nhiên liệu, đèn cảnh báo này sẽ bật sáng. Nếu tiếp tục di chuyển, bạn có thể phải dừng xe giữa đường vì hết nhiên liệu. Biểu tượng là hình bình xăng và một dấu mũi tên thể hiện vị trí của nắp bình xăng. Mũi tên quay về bên nào thì bình xăng nằm ở bên đó. Tài xế dựa vào điều này để đưa xe vào cây xăng sao cho hợp lý

29. Đèn cảnh báo hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử

Đèn này báo lỗi ở hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử. Tài xế vẫn có thể lái xe nếu phanh hoạt động bình thường.

30. Đèn cảnh báo áp suất lốp

Khi áp suất lốp đang quá cao hoặc quá thấp hoặc lốp đã bị thủng đèn cảnh báo này sẽ bật sáng.

31. Đèn báo tắt hệ thống điều chỉnh lực bám

Đèn này thông báo hệ thống điều chỉnh lực bám đã được tắt.

32. Đèn báo xe bị trượt

Khi xe chạy trên đường ướt hoặc bùn lầy thì đèn số 32 sẽ bật sáng. Ngoài ra đèn cảnh báo này còn sáng khi hệ thống điều chỉnh lực bám đang hoạt động.

33. Đèn báo tắt hệ thống vượt tốc: thông báo hệ thống vượt tốc đã được tắt.

34. Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động: cảnh báo dầu trong hộp số tự động đang ở mức cao và nên dừng xe để hạ nhiệt độ.

35. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường

Tài xế nên cẩn thận trong điều khiển vô-lăng khi thấy đèn này do nó báo lỗi trong hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường.

36. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng phía trước

Đèn cảnh báo hệ thống tự động thay đổi luồng sáng cao thấp ở đèn pha không hoạt động bình thường.

38. Đèn báo lỗi hệ thống cảnh báo va chạm

Đèn sẽ sáng khi hệ thống hỗ trợ cảnh báo va chạm đang bị lỗi.

39. Đèn báo phanh đỗ xe: Đèn này sáng khi tài xế đạp phanh xe.

40. Đèn báo chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu

Khi tài xế lựa chọn chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí CO2 thì đèn này sẽ bật sáng.

Nếu trong quá trình vận hành xe một trong các loại đèn này bật sáng báo lỗi mà bạn không xử lý được, vui lòng liên hệ về số hotline 0961.458.555 để KTV Đại lý sẽ gọi lại hỗ trợ phương án xử lý cho bạn

 

Bạn đang xem: ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN TÁP LÔ XE TOYOTA - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon