HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LỰC PHANH ĐIỆN TỬ EBD

Ngày đăng: 23/06/2020

1. Tại sao phanh điện tử EBD lại ra đời?

    Lực phanh lý tưởng được phân phối ở các bánh xe tỉ lệ với sự phân bố tải trọng tác dụng lên chúng. Phần lớn các xe có động cơ đặt ở phía trước, tải trọng tác dụng lên các bánh xe trước là lớn hơn. Đồng thời khi phanh, do lực quán tính nên tải trọng cũng được phân bố lại, càng tăng ở các bánh xe trước và giảm đi ở các bánh xe sau. Hoặc trong trường hợp khi xe quay vòng, tải trọng cũng tăng lên ở các bánh xe phía ngoài, còn phía trong giảm đi, nên lực phanh cũng phải phân phối lại. Chính vì những hạn chế đó nên các van điều hoà lực phanh bằng cơ khí đã được thay thế bởi hệ thống phân phối lực phanh bằng điện tử (EBD – Electronic Brake-force Distribution). Bằng cách tính toán tốc độ khách nhau giữa bánh trước và bánh sau, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau để mang lại hiệu quả phanh tốt nhất.

2. Cách thức hoạt động của hệ thống EBD

    Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD chia sẻ một số “phần cứng” với hệ thống phanh ABS bao gồm: Cảm biến tốc độ từng bánh xe, tốc độ xe và cả bộ điều khiển trung tâm ECU. Bên cạnh đó, ECU sẽ sử dụng thêm một số cảm biến khác giúp tăng tính hiệu quả đánh giá các tình huống nguy hiểm.

    Ví dụ như trường hợp lái xe vào cua phải quá nhanh, cảm biến gia tốc ngang sẽ nhận thấy xe nghiêng về bên trái, đồng thời bộ điều khiển ECU ngay lập tức nhận được tín hiệu từ cảm biến tải trọng với thông báo trọng lượng xe đang dồn lên hai bánh xe bên trái. Tại thời điểm này, nếu xe ô tô bị mất lái, dù xe chưa kịp đạp phanh thì hệ thống EBD sẽ chủ động can thiệp giảm gia tốc các bánh thông qua việc mở các van dầu thắng. Do xe đang cua phải nên EBD sẽ tăng thêm lực phanh lên hai bánh trái vì trọng lượng xe đang dồn về bên trái. Thực tế, nếu xe ô tô không được trang bị hệ thống EBD thì lúc này cả 4 bánh xe sẽ nhận được lực phanh như nhau. Điều này khiến hai bánh bên phải nhận nhiều lực phanh hơn cần thiết và sẽ dẫn đến việc ô tô mất cân bằng và trượt ra khỏi đường.

3. Hiệu quả của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

    Hệ thống này có khả năng dồn lực phanh cho từng bánh xe khác nhau. Tuy nhiên, tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu các bánh bị bó cứng, do đó EBD hoạt động để hỗ trợ cho ABS. Dựa vào kiến thức về hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nếu EBD phải phanh đến ngưỡng bánh bị bó cừng thì lập tức ABS sẽ can thiệp để bánh đó lấy lại gia tốc giúp lái xe vẫn làm chủ được tay lái. Đó là lý do vì sao người dùng cần lưu ý rằng xe được trang bị phanh ABS chưa chắc đã có EBD nhưng xe có EBD thì chắc chắn phải có phanh ABS.

   Một lời khuyên quý giá dành cho các tài xế là khi chở thêm hành lý trong xe, nên đặt các vật nặng ở giữa, tránh để lệch về bên trái hoặc phải và tất cả đều phải cố định vào xe. Việc làm này sẽ khiến hệ thống EBD hoạt động hiệu quả hơn và nếu không may xảy ra sự cố, bạn cũng sẽ hạn chế được nguy hiểm.

Bạn đang xem: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LỰC PHANH ĐIỆN TỬ EBD
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon